Sơn tường bị rỗ: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả trong thời gian ngắn nhất
Dấu hiệu cho thấy lớp sơn tường bị rỗ
Hiện tượng sơn tường bị rỗ là lỗi thi công công trình thường xuyên xảy ra. Đây là hiện tượng bề mặt sơn thay vì láng mịn lại có những khu vực lồi lõm, hình tròn, mật độ xuất hiện nhiều; Hoặc cảm nhận bề mặt tường hơi phồng, màng sơn như có chứa hơi bên trong đều chứng tỏ tường nhà bị rỗ.
Hiện tượng tường sơn bị rỗ tạo sự khó chịu, mất thẩm mỹ cho công trình khi không đạt tiêu chuẩn láng mịn của bề mặt tường sơn. Sau một thời gian sử dụng, những dấu hiệu rỗ ban đầu có thể phát triển thành các khu vực tường bị phồng rộp, bong tróc, rơi vỡ từng mảng sơn. Điều này gây ảnh hưởng đến tuổi thọ của công trình, dễ kéo theo các hiện tượng xuống cấp nhanh chóng nếu không được khắc phục nhanh chóng.
Nguyên nhân sơn tường bị rỗ
Dựa vào các quan sát trực tiếp, người ta chia hiện tượng sơn tường rỗ thành 2 dạng: rỗ dạng hạt và rỗ có lỗ.
Nguyên nhân tường sơn bị rỗ dạng hạt:
- Trong lúc thi công sơn tường, bụi bẩn bắn vào lớp tường vừa lăn sơn nên tạo thành các vết lõm nhỏ.
- Dụng cụ thi công sơn không được vệ sinh kỹ sau lần quét lớp sơn trước, các vảy sơn cũ còn sót lại.
- Bề mặt tường không được vệ sinh kỹ, sau khi xả nhám lớp bột trét tường, bề mặt tường dính nhiều tạp chất, bụi bặm.
Nguyên nhân tường sơn bị rỗ dạng lỗ:
Tường sơn rỗ dạng lỗ là hiện tượng các vết lõm có diện tích lớn hình thành trên bề mặt tường sau khi khô hoàn toàn. Nguyên nhân có thể do:
- Thêm quá nhiều nước vào sơn phủ khiến lớp sơn quá loãng so với tiêu chuẩn từ nhà sản xuất. Khi thi công sơn, bọt khí xuất hiện trên bề mặt, sau đó vỡ ra tạo thành các lỗ lớn trên tường nhà.
- Đối với các trường hợp thi công sơn dầu, nguyên nhân có thể do xử lý bề mặt chưa đạt yêu cầu, có tạp chất, bụi bẩn bám bề mặt.
Giải pháp khắc phục tình trạng tường nhà bị rỗ
Để khắc phục tình trạng tường nhà bị rỗ, bạn có thể tham khảo và áp dụng quy trình sau:
Bước 1: Đục bỏ và xử lý bề mặt phần tường sơn bị rỗ
Bạn sử dụng các dụng cụ chuyên dụng như dao cạo, đục, máy chà nhám… để loại bỏ hoàn toàn lớp sơn bị rỗ. Kế tiếp sử dụng chổi, khăn sạch để vệ sinh bề mặt khu vực tường vừa bị loại bỏ. Trong trường hợp này, bạn có thể sử dụng các loại dung dịch, chất tẩy rửa để làm sạch, phẳng mịn bề mặt.
Bước 2: Tiến hành đo độ ẩm tường
Trước khi tiến hành sơn phủ khu vực tường vừa bị cạo bỏ, bạn cần đảm bảo độ ẩm tường phù hợp cho quá trình sơn tường. Độ ẩm phù hợp là dưới 16% đo bằng máy chuyên dụng Protimeter. Trong trường hợp độ ẩm quá cao, bạn có thể dùng quạt, máy sấy… để bề mặt tường giảm độ ẩm. Ngược lại, nếu bề mặt tường quá khô, bạn có thể sử dụng khăn ẩm để cung cấp nước cho bề mặt tường.
Bước 3: Tiến hành sơn phủ
Sau khi bề mặt tường đạt độ ẩm thích hợp, kết cấu ổn định, gia chủ có thể tiến hành phủ lớp sơn theo công thức: 1 lớp sơn lót kháng kiềm - 2 lớp sơn phủ trang trí.
Quy trình sơn tường như sau:
- Pha loãng sơn theo khuyến nghị từ nhà sản xuất. Hoặc bạn có thể lăn sơn nước trực tiếp sau khi mở thùng sơn.
- Dùng cây lăn, cọ quét sơn hoặc máy phun sơn (đối với khu vực tường có diện tích lớn) để lăn sơn lót.
- Sau khi bề mặt sơn lót khô (khoảng 1,5-2 tiếng), phủ lớp sơn trang trí đầu tiên.
- Khi bề mặt sơn phủ trang trí lần 1 đã khô (khoảng 2 tiếng), tiến hành phủ lớp sơn trang trí thứ 2.
Lưu ý:
- Lấy lượng sơn vừa đủ với diện tích để tránh lãng phí
- Sơn đều tay, tuân theo quy trình sơn phủ tiêu chuẩn
- Tuân thủ thời gian khô bề mặt, tỷ lệ pha loãng sơn, độ ẩm tường nhà… theo khuyến nghị từ nhà sản xuất
Xem thêm: Chi tiết định mức sơn tường mới nhất - tối ưu chi phí, áp dụng mọi công trình
Trên đây là những thông tin quan trọng về vấn đề sơn tường bị rỗ: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả trong thời gian ngắn nhất mà SƠN KENNY tổng hợp. Hy vọng rằng bài viết cung cấp các thông tin cũng như giải pháp thích hợp để bạn sớm khắc phục tình trạng tường nhà bị rỗ một cách nhanh nhất và tối ưu chi phí. Liên hệ ngay Hotline 028 6279 7499 hoặc nhắn tin Fanpage để được giải đáp cách khắc phục các sự cố thi công công trình miễn phí.