8+ Sự cố thi công sơn nhà điển hình và cách khắc phục 

18/11/2021
|
Xử lý sự cố về sơn
Thi công sơn nhà có thể gặp những sai lệch, sự cố dẫn đến màng sơn không đẹp như ý muốn. Vậy làm thế nào để khắc phục các sự cố thi công sơn tường? Cùng KENNY tìm hiểu thêm trong bài viết sau.

Những sự cố thường gặp khi thi công sơn nước

Một số sự cố thi công sơn tường nhà thường gặp phải như:

Màng sơn bị phồng rộp

thi-cong-son-nha-1

Hiện tượng sơn tường nhà bị phồng rộp là màng sơn bị tách đẩy ra khỏi tường, tạo những bong bóng lớn nhỏ khác nhau. Bên trong bong bóng chứa khí hoặc hơi ẩm. Một số trường hợp bề mặt tường bị quá ẩm, khi rạch chỗ phồng rộp có thể có nước chảy ra. 

Nguyên nhân sơn tường bị phồng rộp có thể do:

- Tường bị ẩm ướt: Sau khi thi công sơn nhà một thời gian, hơi nước trong tường đẩy từ từ ra làm cho lớp sơn bị phồng lên (nhất là sơn bóng - màng sơn không có tính thở cao như sơn mờ). Tường ẩm có thể do Tường bị nứt mưa thấm vào trong rồi từ từ thấm ra màng sơn hoặc Tường bị ẩm khi trời mưa, chưa đạt độ khô tiêu chuẩn đã thi công sơn.

- Sơn chất lượng thấp: Độ bám dính của màng sơn kém (hàm lượng nhựa thấp) có thể gây nên tình trạng màng sơn bị phồng rộp. Ngoài ra cũng có thể do chất lượng bề mặt tường khi thi công không được xử lý kỹ, chứa bụi bám và dầu mỡ.

- Bề mặt tường quá nóng: Thi công trên bề mặt tường quá nóng cũng gặp hiện tượng phồng rộp sau khi sơn. Chính vì thế bạn cần tránh sơn nhà khi tường có nhiệt độ quá cao để tránh xảy ra tình trạng này.

- Không tuân theo thời gian thi công khuyến cáo từ nhà sản xuất: Thời gian thi công các lớp sơn không theo hướng dẫn nhà sản xuất.

thi-cong-son-nha-2

Để phòng ngừa tình trạng sơn tường nhà bị phồng rộp, bạn có thể thử các cách sau:

- Đo độ ẩm bề mặt tường trước khi thi công theo hướng dẫn trên bao bì. Độ ẩm nhỏ hơn 16% đo bằng Protimeter.

- Chống thấm tốt các vị trí dễ bị thấm ẩm, kiểm tra kỹ trước khi thi công sơn phủ.

- Sử dụng sơn chất lượng đảm bảo, màng sơn có độ bám dính tốt. Xử lý bề mặt tường sạch sẽ trước khi thi công.

- Không thi công khi bề mặt tường quá nóng, sử dụng Ru-lô hoặc Cọ lăn nhúng nước sạch lăn lên tường để làm mát tường, sau 15 - 30 phút hãy tiến hành thi công.

- Thi công các lớp sơn và chờ khô theo đúng khuyến cáo của nhà sản xuất.

Để khắc phục tình trạng màng sơn bị phồng rộp, cần thực hiện các bước sau:

- Cạo bỏ hoàn toàn lớp sơn cũ bị phồng rộp, tìm và xử lý những vị trí bị ẩm, chờ cho tường khô hoàn toàn, đo độ ẩm dưới 16% bằng Protimeter. Làm sạch tạp chất, bụi bẩn, dầu mỡ… bám trên bề mặt tường trước khi thi công.

- Thi công lại theo hướng dẫn do nhà sản xuất đề nghị: 1-2 lớp sơn lót, 2 lớp sơn phủ.

Màng sơn bị bong tróc

thi-cong-son-nha-3

Màng sơn bị bong tróc là hiện tượng màng sơn nứt tách rời ra khỏi tường thành từng mảng lớn nhỏ.

Nguyên nhân:

- Tường ẩm: Làm cho màng sơn bị phồng rộp 1 thời gian rồi bong tróc.

- Bề mặt tường chưa được xử lý kỹ: Khi thi công không xử lý bề mặt tường kỹ, chứa nhiều tạp chất, bụi bẩn… làm ảnh hưởng đến độ bám dính của màng sơn, sơn không bám vào tường tốt dẫn đến bong tróc sau một thời gian.

- Thi công không theo khuyến cáo nhà sản xuất: Không sử dụng sơn lót, sơn lót là lớp đệm giữa bột trét và sơn phủ, làm tăng độ bám dính và độ bền cho lớp sơn phủ đồng thời giúp lớp sơn phủ không bị ảnh hưởng quá trình kiềm hóa của tường.

thi-cong-son-nha-4

Phòng ngừa:

- Kiểm tra độ ẩm tường theo khuyến cáo nhà sản xuất trước khi thi công.

- Loại bỏ tạp chất, bụi bẩn và dầu mỡ… bám trên tường trước khi thi công sơn nhà.

- Thi công theo khuyến cáo nhà sản xuất: 1-2 lớp sơn lót, 2-3 lớp sơn phủ.

Khắc phục màng sơn bị bong tróc:

- Cạo bỏ hoàn toàn lớp sơn bị bong tróc, kiểm tra bề mặt tường sạch sẽ. Tiến hành chống thấm các vị trí thấm ẩm, loại bỏ hoàn toàn tạp chất trên bề mặt tường.

- Đo độ ẩm tường nhỏ hơn 16% bằng Protimeter, tiến hành thi công sơn lót và sơn phủ theo khuyến nghị từ nhà sản xuất.

Màng sơn bị loang màu, kiềm hóa

thi-cong-son-nha-5

Màng sơn bị loang màu, kiềm hóa là hiện tượng màng sơn bị bạc màu thành từng mảng, phần bạc có thể màu trắng hoặc đôi khi màu vàng nhạt. Thậm chí có thể quan sát thấy lớp muối trắng nổi trên bề mặt, xoa tay thấy phấn.

Vị trí thường bị loang màu, kiềm hóa là những vị trí bị ẩm như chân tường, lan can, máng xối, xung quanh vết nứt (nếu tường bị nứt)…

Nguyên nhân màng sơn bị loang màu, kiềm hóa:

- Thi công khi tường chưa đạt độ khô cần thiết, độ ẩm tường lớn hơn 16% đo bằng Protimeter.

- Thi công ngay lên tường trong khí lớp vữa quá mới.

- Không sử dụng sơn lót kháng kiềm hoặc sử dụng sơn lót kém chất lượng không có khả năng kháng kiềm. 

- Vùng giáp biển, sử dụng nước lợ để trộn vữa. Nhiễm muối từ nguồn cát, gạch, nước sử dụng trong xây dựng.

- Tường có vết nứt, ngấm ẩm từ bên ngoài vào.

thi-cong-son-nha-6

Phòng ngừa màng sơn bị loang màu, kiềm hóa

- Trước khi thi công sơn nhà, tiến hành đo độ ẩm của tường (nhỏ hơn 16% đo bằng Protimeter), thi công sơn lót và sơn phủ theo đúng trình tự và thời gian từ khuyến nghị nhà sản xuất.

- Sử dụng sơn lót kiềm chất lượng tốt, đảm bảo lăn đủ 1-2 lớp phủ đều bề mặt tường, tránh tình trạng lăn lót không đều. 

- Không sử dụng sơn trắng thay thế cho sơn lót.

- Sử dụng nước sạch không nhiễm mặn, nhiễm phèn trong quá trình xây dựng và thi công sơn.

- Xử lý vết nứt, chống thấm cho tường đầy đủ trước khi thi công sơn nước.

Khắc phục

- Nếu lớp sơn phủ chỉ bị kiềm hóa nhẹ, không bạc màu nhiều, bạn chỉ cần lau sạch bề mặt tường.

- Nếu bị nặng, cần cạo bỏ hoàn toàn lớp sơn cũ. Xử lý vết nứt, chống thấm tường (nếu tường nứt), kiểm tra độ ẩm tường trước khi lăn sơn,  sử dụng 1-2 lớp sơn lót chống kiềm (tốt nhất nên tăng cường thêm 1 lớp sơn lót), 2 lớp sơn phủ.

Màng sơn bị bay màu, bạc màu

thi-cong-son-nha-7

Sơn bị bay màu là hiện tượng sắc độ màng sơn bạc màu hơn so với màu chuẩn ban đầu sau một thời gian chịu nắng và thời tiết. Có sự khác biệt về màu sắc ở những vị trí khác nhau (giữa vị trí bóng râm và vị trí phải tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân ngoại cảnh: mưa, nắng, gió).

Nguyên nhân:

- Sử dụng sơn kém chất lượng, không đảm bảo độ bền với thời tiết. Sử dụng sơn trong nhà cho ngoài trời.

- Sử dụng tint màu kém bền, màng sơn vẫn giữ được độ bóng mịn nhưng bị bay màu. 

- Pha sơn quá loãng, thi công sơn không đủ độ dày như khuyến nghị nhà sản xuất.

- Môi trường thời tiết quá khắc nghiệt.

thi-cong-son-nha-8

Phòng ngừa tình trạng màng sơn bị bay màu, bạc màu:

- Sử dụng sơn ngoại thất chất lượng cao, đảm bảo độ bền đẹp với thời tiết.

- Chọn những tông màu bền với thời tiết, hạn chế những tông màu kém bền (tím, xanh dương, đỏ, cam…)

- Pha sơn không quá 10% với nước sạch, lăn đủ 1-2 lớp sơn lót , 2-3 lớp sơn phủ theo đúng khuyến cáo từ nhà sản xuất. 

Khắc phục tình trạng sơn bị bay màu, bạc màu:

Với những tường chỉ bị bạc màu, màng sơn vẫn bóng mịn cứng chắc thì chỉ cần:

- Xử lý vết nứt, chống thấm tường ẩm nếu có.

- Làm vệ sinh bề mặt tường sạch sẽ, loại bỏ tạp chất, bụi bẩn dầu mỡ… (nếu có). 

- Thi công: 1-2 lớp sơn lót, 2 lớp sơn phủ.

Sơn tường bị nứt

thi-cong-son-nha-9

Sơn tường bị nứt là hiện tượng màng sơn bị nứt nẻ, bong tróc.

Nguyên nhân:

- Do vữa tô không chất lượng, hoặc do tầng địa chất của công trình yếu, khiến nứt kết cấu hoặc nứt từ trong vữa tô nứt ra.

- Sử dụng sơn chất lượng thấp, hàm lượng nhựa quá ít, lượng bột độn quá nhiều.

- Sơn quá nhiều lớp sơn, sơn quá dày. Sơn khi thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh.

- Xử lý bề mặt tường chưa tốt, bề mặt chứa nhiều tạp chất.

Phòng ngừa:

- Sử dụng sơn chất lượng tốt, sơn phù hợp với điều kiện khí hậu miền Bắc cho đến Nam.

- Thực hiện đúng theo khuyến nghị nhà sản xuất. 

- Không thi công khi trời quá nóng hoặc quá lạnh.

- Xử lý bề mặt tường cẩn thận, làm sạch tạp chất bám trên tường để màng sơn phủ đảm bảo chất lượng.

Khắc phục:

- Đối với công trình có nền đất yếu, hoặc vùng có cấu tạo địa chất đất mềm, công trình nên được để ổn định kết cấu từ 1-2 năm, sau đó tiến hành sơn lại.

- Cạo bỏ hoàn toàn lớp sơn bị nứt, xử lý bề mặt tường sạch sẽ, loại bỏ tạp chất, bụi bẩn…

- Thi công lại 2 lớp sơn (1-2 lớp sơn lót và 2 lớp sơn phủ) chất lượng tốt với độ dày phù hợp.

Màng sơn bị rong rêu, nấm mốc

thi-cong-son-nha-11

Màng sơn bị rong rêu, nấm mốc là hiện tượng trên bề mặt tường xuất hiện vết nứt, ẩm ướt (chân tường), bong tróc xuất hiện những đám rêu mốc. Thường có 2 dạng:

- Nấm mốc: màu trắng (tường ẩm trong nhà), vết ố màu xám đen, thậm chí màu nâu đỏ nhìn như vết bụi nhưng rất khó lau sạch, dù có lau sau đó vẫn tiếp tục xuất hiện.

- Rêu xanh: xuất hiện ở những vị trí ẩm ướt và có ánh sáng mặt trời (chân tường, nhà vệ sinh).

Nguyên nhân:

- Thi công khi tường còn ẩm (chưa đạt độ ẩm 16% đo bằng Protimeter).

- Sử dụng sơn chất lượng thấp, không có tính năng chống rêu mốc. 

- Tường có vết nứt, thấm ẩm cũng gây ra hiện tượng rêu mốc.

- Bề mặt tường cũ đã bị rêu mốc, không xử lý bằng hóa chất kỹ trước khi thi công sơn mới.

su-co-thi-cong-son-nha

Phòng ngừa tình trạng sơn tường bị rong rêu, nấm mốc

- Kiểm tra độ ẩm bề mặt tường trước khi thi công. Độ ẩm bề mặt tường nhỏ hơn 16% đo bằng Protimeter.

- Sử dụng sơn chất lượng tốt, có tính năng chống rong rêu nấm mốc.

- Chống thấm, xử lý vết nứt trước khi thi công sơn.

- Với tường cũ bị rêu mốc, xử lý bằng hóa chất kỹ, sau đó mới thi công sơn nhà mới.

Khắc phục:

- Với bề mặt tường bị mốc nhẹ có thể sử dụng hóa chất chống rêu mốc xử lý, vệ sinh sạch sẽ.

- Bề mặt tường bị nứt, ẩm ướt, màng sơn rêu mốc bong tróc cần: cạo bỏ lớp sơn cũ, xử lý kỹ vết nứt, kiểm tra độ ẩm bề mặt tường trước khi thi công sơn. 

- Tiến hành thi công theo khuyến nghị: 1-2: lớp sơn lót kháng kiềm, 2 lớp sơn phủ có tính năng chống rêu mốc.

Màng sơn bị nhăn 

su-co-thi-cong-son-nha-1

Màng sơn bị nhăn là hiện tượng lớp sơn phủ sau khi khô bị nhăn, không bằng phẳng, láng mịn.

Nguyên nhân:

- Thi công sơn nước quá dày.

- Thi công khi thời tiết quá nóng, lớp thứ 1 chưa khô hẳn đã lăn lớp 2.

- Sử dụng con lăn không thích hợp.

su-co-thi-cong-son-nha-2

Phòng ngừa:

- Thi công sơn với độ dày phù hợp, pha loãng theo khuyến nghị từ nhà sản xuất.

- Không thi công khi thời tiết quá nóng, phải tuân thủ thời gian đợi giữa 2 lớp sơn.

- Sử dụng con lăn có chất lượng tốt và phù hợp.

Khắc phục:

- Cạo bỏ lớp sơn bị nhăn, xả nhám và thi công lại 2 lớp sơn hoàn thiện.

- Tiến hành thi công theo khuyến nghị: 1-2: lớp sơn lót, 2-3 lớp sơn phủ.

Thi công sơn tường nhà bị lệch màu

su-co-thi-cong-son-nha-3

Sơn nhà bị lệch màu là hiện tượng sau khi sơn khô, trên tường xuất hiện những mảng màu đậm nhạt khác nhau hoặc màu bị loang ra không đều, thường hay gặp nhất ở những vị trí dặm vá sơn.

Nguyên nhân tường nhà bị lệch màu:

- Dùng sơn có độ phủ kém hoặc pha sơn quá loãng làm cho sơn không đủ độ phủ.

- Pha sơn không đúng tỷ lệ nước giữa các thùng/lon sơn mà nhà sản xuất khuyến nghị.

- Khi pha loãng sơn không khuấy đều trước khi sử dụng.

- Dặm vá sơn không sử dụng đúng loại sơn, màu sơn ban đầu để dặm vá.

- Thi công không đúng, đủ lớp, kỹ thuật lăn sơn không tốt, lăn không đều tay nên màu sắc khác nhau.

- Lăn lót không đều, chỗ có lót chỗ không lăn sơn lót. Trường hợp này thường gặp khi dặm vá sơn lại.

- Thi công sơn bóng nhưng kỹ thuật lăn không tốt, lăn không đều tay, lớp sơn chỗ dày chỗ mỏng, độ bóng chênh lệch làm cho màu sắc bị ảnh hưởng.

Phòng ngừa:

- Sử dụng sơn chất lượng có độ che phủ tốt, pha loãng theo đúng khuyến nghị nhà sản xuất. 

- Pha đúng tỷ lệ nước giữa các thùng/ lon.

- Lưu giữ đúng mã sản phẩm sơn và mã màu sắc đã sử dụng.

- Thi công đủ 2 lớp, đúng độ dày quy định.

- Đảm bảo lăn lót toàn bộ bề mặt tường.

- Khi thi công sơn bóng, yêu cầu pha đúng tỷ lệ nước theo khuyến nghị, sử dụng con lăn chất lượng cao, lăn đều tay.

Khắc phục:

- Nếu màu sắc lệch ảnh hưởng thẩm mỹ nhiều, nên sử dụng 1 thùng sơn duy nhất phủ lại 1 lớp lên toàn bộ bề mặt tường.

Sơn nước chất lượng - Cách hạn chế những sự cố khi thi công sơn nhà

Những sự cố công trình sau khi thi công sơn nhà là điều không ai mong muốn. Chính vì thế để đảm bảo mặt thẩm mỹ cho “lớp áo” công trình, gia chủ cần thực hiện những các phòng ngừa tình trạng này ngay từ đầu. 

Điều quan trọng nhất chính là phải lựa chọn sơn nước chất lượng cho công trình. Bạn cần tham khảo những dòng sơn nước chất lượng, đảm bảo uy tín và nhận được những đánh giá tốt từ người đã sử dụng. Không vì tiết kiệm chi phí mà sử dụng các dòng sơn “cỏ” chất lượng kém, gây nên tình trạng mất thẩm mỹ vì màng sơn không đạt mong muốn.

thi-cong-son-tuong-nha

Sơn KENNY là thương hiệu sơn nước uy tín thuộc sở hữu của Công ty TNHH SƠN KENNY. Thương hiệu sử dụng 100% nguyên liệu từ các nhà cung cấp hàng đầu thế giới như BASF, BRENNTAG, SCG,… kết hợp với dây chuyền sản xuất hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế để cho ra đời những sản phẩm chất lượng cao đạt tiêu chuẩn Nhật Bản. 

Các sản phẩm sơn KENNY không những sở hữu những tính năng cơ bản của các dòng sơn nước trên thị trường hiện nay, mà còn có các tính năng nổi bật như: Tự làm sạch, chống rạn nứt, chống thấm, ngăn ngừa rêu mốc, bền màu với dòng sơn ngoại thất. Kháng khuẩn, Lau chùi dễ dàng, màu sắc tươi tắn với sơn nước nội thất… Phù hợp với nhu cầu tiêu thụ của khách hàng.

Để tìm hiểu Bảng màu sơn nhà KENNY cũng như Giá sơn KENNY, bạn có thể liên hệ trực tiếp đến các đại lý phân phối sơn KENNY gần nhất để được tư vấn, giải đáp.

Trên đây là những thông tin về sự cố thi công sơn nhà điển hình mà KENNY đã tổng hợp. Hy vọng gia chủ có thể nắm được các kiến thức này để có được màng sơn tường đẹp như ý muốn. 

Bài viết nổi bật

Phong cách cổ điển là gì? 7 Đặc trưng nhà phong cách cổ điển
47 phong cách thiết kế nội thất được ưa chuộng nhất hiện nay
Phong cách hiện đại trong thiết kế nội thất: Tối giản & sang trọng
LIÊN HỆ
phone