Sơn gốc nước là gì? Ưu điểm & nhược điểm của sơn gốc nước

27/06/2024
|
Kiến thức sơn nhà
Sơn gốc nước là sản phẩm đã được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là lĩnh vực xây dựng. Trong bài viết sau, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về loại sơn này giúp bạn dễ dàng lựa chọn phù hợp với nhu cầu sử dụng.

Sơn gốc nước hiện đang là sự lựa chọn ưu tiên của nhiều người dùng nhờ tính thân thiện với môi trường và hiệu quả bền lâu với thời tiết được đánh giá cao. Ban đầu, loại sơn này được áp dụng chủ yếu trong ngành công nghiệp ô tô, nhưng giờ đây, nó đã trở thành một thành phần không thể thiếu trong lĩnh vực xây dựng, góp phần tạo nên vẻ đẹp bền vững cho mọi công trình. Để hiểu sâu hơn về tính năng và ứng dụng của sơn gốc nước, mời bạn đọc cùng KENNY tham khảo bài viết chi tiết dưới đây.

Sơn gốc nước là gì?

Sơn gốc nước hay sơn hệ nước là một hệ đồng nhất bao gồm chất tạo liên kết (nhựa acrylic emulson), bột màu (pigment), phụ gia và dung môi chính là nước. Trong đó thành phần: Chất tạo liên kết là nhựa hay phụ gia đều là những hệ phân tán trong nước. Chính vì thế mà chúng ta gọi là sơn gốc nước. 

Sơn hệ nước ra đời nhằm thay thế cho sơn dung môi truyền thống, vốn đã quen thuộc trong lĩnh vực trang trí, xây dựng nhờ những ưu điểm vượt trội.

Sử dụng sơn hệ nước cho nhựa, gỗ, kim loạiSử dụng sơn hệ nước cho nhựa, gỗ, kim loại

Hiện nay, sơn hệ nước được rất nhiều công trình sử dụng và ngày càng phổ biến. trong các lĩnh vực như: ngành gỗ, sơn kim loại, sàn nhà, chống thấm… cũng đang sử dụng hệ sơn này.

Những loại sơn gốc nước được ưa chuộng hiện nay

Hiện nay, thị trường đang phân phối năm loại sơn nước chủ đạo, mỗi loại sở hữu những đặc điểm nổi bật và được ứng dụng rộng rãi trong ngành xây dựng, trang trí và bảo vệ các bề mặt. Việc lựa chọn loại sơn phù hợp tùy thuộc vào mục đích sử dụng và đặc thù của bề mặt cần được sơn, nhằm tối ưu hóa hiệu quả và tăng cường độ bền.

  • Sơn tường gốc nước: Thích hợp để sơn cho các bề mặt như tường thạch cao, bê tông, xi măng và gạch trong nhà, loại sơn này nổi tiếng với khả năng chống thấm và độ bám dính xuất sắc.
  • Sơn kim loại gốc nước: Được sử dụng rộng rãi cho các bề mặt kim loại như cửa, cửa sổ, hàng rào, và đồ nội thất kim loại, loại sơn này bảo vệ chống lại sự ăn mòn và rỉ sét hiệu quả.
  • Sơn Epoxy gốc nước: Lý tưởng cho các bề mặt yêu cầu độ bám cao và khả năng chịu tác động mạnh như sàn nhà, sàn nhà xưởng, và bề mặt công nghiệp, bể bơi. Sơn Epoxy gốc nước cung cấp khả năng chịu nước và hóa chất tốt.
  • Sơn chống thấm gốc nước: Dùng để chống thấm cho các bề mặt như đất sét, bê tông và xi măng, loại sơn này hiệu quả trong việc ngăn chặn thấm nước, rò rỉ và cung cấp bề mặt chống ẩm.
  • Sơn gỗ gốc nước: Phù hợp cho việc sơn các bề mặt gỗ như cửa, tủ, và đồ nội thất gỗ, bảo vệ chống lại ẩm mốc, côn trùng và tia UV, đảm bảo vẻ đẹp và tuổi thọ cho gỗ.

Những loại sơn này không chỉ mang lại vẻ đẹp cho bề mặt mà còn đảm bảo tính bền vững và bảo vệ môi trường.

Ưu điểm sơn gốc nước

An toàn cho sức khỏe và thân thiện với môi trường

Ưu điểm vượt trội của sơn hệ nước là an toàn cho sức khỏe người sử dụng và không gây ô nhiễm môi trường nhờ việc giảm tối thiểu hàm lượng các chất bay hơi (VOC)* trong sản phẩm. Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu khiến xu hướng sử dụng sơn gốc nước trên thế giới và Việt Nam đang ngày một gia tăng.

ưu điểm của sơn gốc nướcƯu điểm sơn gốc nước là tính an toàn cho sức khỏe và thân thiện với môi trườn

Bên cạnh đó, loại sơn này cũng góp phần hạn chế nguy cơ cháy trong các nhà máy. Từ đó giúp tạo môi trường làm việc an toàn hơn cho người lao động.

(*) VOC theo định nghĩa là các hợp chất hóa học hữu cơ bay hơi trong không khí khi gặp điều kiện áp suất và nhiệt độ, đặc biệt là trong không gian kín. VOC là tác nhân gây ảnh hưởng đến môi trường và cả sức khỏe của người tiêu dùng.

Tiện lợi khi sử dụng

Sơn hệ nước có màng sơn được tạo thành do quá trình bay hơi của nước. Do sử dụng dung môi chính là nước nên trong quá trình thi công sơn gốc nước, tất cả các khâu từ chuẩn bị, thi công, vệ sinh (bằng nước) đều nhanh chóng và tiện lợi. 

Thêm vào đó, với quy trình sử dụng đơn giản, dễ dàng, thi công nhanh chóng cũng sẽ giúp tiết kiệm thời gian, nguyên liệu và chi phí thi công.

Ngoài ra, với ưu điểm là có mùi rất nhẹ, các loại sơn hệ nước có thể dễ dàng sử dụng ở bất cứ nơi đâu, kể cả những khu vực yêu cầu không được phát tán mùi như khu dân cư, chung cư, văn phòng, trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn hoặc chính người tiêu dùng cũng có thể mua sơn về để tự tay “tân trang” lại nhà cửa.

Chất lượng sơn hệ nước vượt trội và độ bền cao

  • Sơn hệ nước mang đến nhiều ưu điểm vượt trội có thể kể đến như:
  • Màng sơn cứng, độ dẻo dai cao.
  • Độ bền màu và bền thời tiết cùng khả năng kháng tia UV vượt trội.
  • Không bị ố vàng theo thời gian.
  • Có độ bóng đẹp và duy trì lâu dài theo thời gian.
  • Khả năng kháng nước, kiềm, rong rêu và nấm mốc tốt.
  • Bộ sưu tập màu sắc sơn nước đa dạng, tươi sáng.

Nhược điểm của sơn gốc nước

Một số loại sơn gốc nước không áp dụng được cho một số bề mặt. Lớp sơn để đạt chất lượng cao nhất khi đạt độ dày màng khô ở mức 1,2 mil (0.29 mm). Trong môi trường độ ẩm cao thì sơn này cần nhiều thời gian hơn để khô. Do đó khi thi công cần phải chú ý đến các yếu tố như độ ẩm bề mặt, độ ẩm không khí...

So sánh sơn gốc nước và sơn dung môi

Sơn dung môi

Màng sơn được hình thành theo cơ chế dung môi (thinner) trong sơn lỏng bay đi tạo thành màng cứng. Vài loại sơn dung môi một thành phần tạo điều kiện cho polymer và chất làm cứng (hardener) phản ứng, tạo thành màng sơn cứng. 

Các loại sơn dung môi gốc nước phổ biến như sơn epoxy hệ nước, sơn PUD hệ nước, sơn gốc acrylic, sơn dung môi một thành phần

Đối với sơn dung môi hai thành phần xảy ra đồng thời quá trình dung môi bay hơi và polymer tác dụng với chất làm cứng. Sau phản ứng hóa học, dung môi mất đi để lại lớp màng sơn cứng trên bề mặt các sản phẩm/ công trình. 

Các loại sơn dung môi hai thành phần phổ biến như PU, Epoxy…

sơn gốc nướcSo sánh sơn gốc nước và sơn dung môi

Sơn gốc nước

Sơn hệ nước dễ sử dụng hơn so với hệ sơn dung môi hai thành phần. Sơn dung môi một thành phần có thể sử dụng trực tiếp, thay vì pha trộn theo tỉ lệ khuyến cáo như dung môi hai thành phần. 

Sơn gốc nước có thể sử dụng cho nhiều bề mặt thi công. Hiện nay trên thị trường, bạn có thể dễ dàng tìm kiếm sơn gốc nước cho gỗ, sơn hệ nước cho kim loại, nhựa...

Sơn hệ nước giúp tối ưu chi phí thi công, xây dựng khi có thể giữ lại cho lần sử dụng sau nếu dư thừa. Ngược lại, sơn dung môi phải bỏ đi trong trường hợp không dùng hết.

Như vậy chúng tôi đã cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin về sơn gốc nước cũng như thông tin về ưu điểm của sơn hệ nước. Nếu có nhu cầu tham khảo thêm về các sản phẩm KENNY, bạn đừng ngần ngại liên hệ với các đại lý chính thức của chúng tôi nhé.

Bài viết nổi bật

Sơn nhà màu xám lông chuột: Sang trọng, tối giản & hiện đại
Mẫu sơn nhà màu xám trắng sang & hiện đại hot nhất 2024
1989 tuổi Kỷ Tỵ sơn nhà màu gì hợp phong thuỷ, tăng tài lộc?
LIÊN HỆ
phone