Sơn tĩnh điện là gì? Ưu điểm so với sơn thường và quy trình sơn
Bạn có biết sơn tĩnh điện là một trong những phương pháp sơn hiệu quả và có độ bền cao? Trong bài viết này, KENNY sẽ giải đáp chi tiết cho bạn những thông tin liên quan đến sơn tĩnh điện, từ khái niệm, quy trình sơn cho đến lý do tại sao bạn nên sử dụng loại sơn này cho cửa thép và các thiết bị bằng thép khác của các công trình xây dựng.
Sơn tĩnh điện là gì?
Sơn tĩnh điện là công nghệ sơn phổ biến hiện nay sử dụng nguyên lý điện từ giúp màng sơn bám dính tốt hơn vào bề mặt kim loại được sơn. Công nghệ này phù hợp với các vật liệu kim loại dẫn điện như sắt, thép bởi chúng được thực hiện bằng cách cho bột sơn tích điện dương, còn bề mặt kim loại mang điện tích âm. Khi sơn, điện tích dương (+) gặp điện tích âm (-) sẽ liên kết với nhau theo nguyên lý dòng điện. Điều này khiến lớp sơn bám dính chặt và đều trên bề mặt kim loại.
Sơn tĩnh điện và sơn thường có gì khác nhau?
Chúng ta có thể dễ dàng phân biệt sơn tĩnh điện với sơn thông thường dựa vào màu sắc và độ mịn của lớp sơn trên vật kim loại:
- Công nghệ sơn tĩnh điện sẽ tạo ra màu sơn đều, lớp sơn mịn màng, độ bám dính tốt và độ bóng cao. Khi chạm vào, lớp sơn sẽ mịn và không bị xước tay.
- Lớp sơn của cách sơn thông thường sẽ không đồng đều, có chỗ dày, có chỗ mỏng khiến màu sơn không đẹp, khi sờ vào sẽ thấy lớp sơn không mịn mà hơi thô.
Quy trình tiêu chuẩn sơn tĩnh điện
Nếu bạn tò mò về quy trình sơn tĩnh điện thì có thể cùng KENNY tham khảo các thực hiện dưới đây.
Làm sạch bề mặt
Tương tự như các kỹ thuật sơn khác, bước đầu tiên trong quy trình sơn tĩnh điện là bạn cần làm sạch bề mặt khỏi các tạp chất như dầu mỡ công nghiệp, rỉ sét hoặc vết sơn cũ…). Để làm sạch bề mặt vật dụng cần sơn bạn nên dùng dung môi chuyên dụng hoặc hóa chất pha loãng. Đây là bước quan trọng và phải được thực hiện cẩn thận để đảm bảo sơn bám dính tốt trên bề mặt kim loại.
Tiến hành phun sơn
Thiết bị chính được sử dụng trong bước này là súng phun sơn và bộ điều khiển tự động. Nguyên lý hoạt động của bước sơn tĩnh điện là khi đi qua thiết bị súng sơn tĩnh điện, bột sơn sẽ được tích điện (+), đồng thời vật được sơn sẽ được tích điện (-). Điều này tạo ra tác dụng giúp bột sơn bị hút và bám chặt vào bề mặt.
Làm khô sản phẩm
Sau khi thực hiện sơn xong, bạn cần nhẹ nhàng và cẩn thận lau khô sản phẩm bằng cách sấy khô ở nhiệt độ 180 - 200 độ C trong 20 phút. Lúc này bột sơn sẽ chảy ra và tạo thành màng sơn liên kết chặt chẽ, sau đó ủ trong 10 phút tiếp theo. Thời gian khô và nhiệt độ sấy có thể tùy chỉnh theo loại sơn, kích thước sản phẩm hoặc mục đích sử dụng.
Sau đó, bạn có thể sơn thêm một lớp sơn tĩnh điện màu bên ngoài hoặc sơn thêm lớp sơn tĩnh điện thứ 2 để tăng độ bóng, tính thẩm mỹ cho sản phẩm cũng như bảo vệ bề mặt không bị trầy xước, bong tróc sơn.
5 lý do khiến bạn nên dùng sơn tĩnh điện cho cửa thép
Với những thông tin trên bạn cũng đã thấy được sơn tĩnh điện và sơn thông thường có khác gì nhau. Tuy nhiên, để làm rõ hơn vai trò quan trọng của sơn tĩnh điện đối với các vật liệu thép, sắt…thì KENNY sẽ chia sẻ thêm đến bạn 5 lý do khiến bạn nên dùng loại sơn tĩnh điện cho cửa thép.
Kinh tế hợp lý
Sở dĩ cửa thép sơn tĩnh điện mang lại lợi ích kinh tế cao là vì chúng mang lại hiệu quả ưu việt. Hiệu suất bám dính của sơn trên sản phẩm và cửa thép là 60-70%.
Hầu hết các loại cửa sẽ được thu hồi và tái sử dụng sau một thời gian dài sử dụng. Với các loại sơn cửa thông thường hiệu suất bám dính chỉ từ 30 – 40% và rất khó tái tạo. Giá cửa thép sơn tĩnh điện cũng rẻ hơn so với sơn thông thường.
Độ an toàn cao
Thành phần chính của sơn tĩnh điện là nhựa Alkyd, bột màu, dung môi và phụ gia. Đó là các chất rắn không bay hơi trong không khí nên không ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
Thân thiện với môi trường
Sơn thông thường có chứa hóa chất độc hại sẽ làm suy giảm tầng ozon, tạo ra chất thải độc hại. Những chất này hạn chế có trong sơn tĩnh điện nên có tính thân thiện với môi trường. Với các sản phẩm sơn KENNY chú trọng ứng dụng công nghệ xanh trong sản xuất. Song song với việc nghiên cứu sản phẩm chất lượng, KENNY luôn quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường, bởi môi trường phải xanh, sạch thì mới mang đến nguyên liệu sản xuất mới tốt. Đồng thời, KENNY cũng xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn sản xuất, đạt chứng nhận ISO 14001:2015.
Với dòng sản phẩm dành cho kim loại, bạn có thể tham khảo Sơn mạ kẽm KINZO - 1 Thành phần và Sơn Cao Cấp 1K - Con Cọp (New), Sơn dầu trang trí HIGH GLOSS ENAMEL. Sơn có độ bám siêu chắc, không cần sơn lót chống gỉ, giúp bảo vệ chất lượng và kéo dài tuổi thọ cho công trình. Bởi sơn dầu và sơn mạ kẽm là dòng sơn vừa có thể trang trí, vừa giúp bảo vệ bề mặt gỗ, kim loại…
Tính bền chặt cao
Như bạn có thể thấy, trong quá trình phun sơn lên cửa, sản phẩm sẽ được sơn 2 lần. Vì vậy, chúng sẽ dày gấp đôi so với khi bạn sơn bằng các loại sơn khác. Nếu sử dụng sơn thông thường, độ ẩm, ánh nắng và nhiệt độ cao sẽ làm hỏng lớp sơn. Tuy nhiên, sơn tĩnh điện có thể chịu được sự thay đổi của môi trường và duy trì màu sắc lâu dài.
Trên đây là những giải đáp liên quan đến sơn tĩnh điện cho bạn thấy được vai trò của loại sơn này đối với các vật liệu bằng sắt thép. Nếu bạn cần được tư vấn kỹ hơn về loại sơn dầu, sơn mạ kẽm của KENNY và KINZO đã nhắc đến ở nội dung trên, hãy liên hệ ngay vào số hotline: (028) 6279 7499 hoặc truy cập website: https://kennypaint.com/ để tìm hiểu nhé.