Gợi ý 7 mẫu nhà bếp cạnh nhà vệ sinh đẹp và sạch sẽ

28/05/2023
|
Kiến thức sơn nhà
Nhiều người cho rằng bếp không nên đặt cạnh nhà vệ sinh bởi sẽ ảnh hưởng xấu đến phòng thủy, hay vô tình khiến bếp dễ nhiễm các loại vi khuẩn, virus gây bệnh. Tuy nhiên với các kiến trúc hiện đại với nhà phố diện tích nhỏ, chung cư, việc bố trí nhà bếp cạnh nhà vệ sinh rất phổ biến. Bài viết sau đây KENNY sẽ giới thiệu đến bạn một số mẫu nhà bếp cạnh nhà vệ sinh hiện đại, dễ áp dụng.

Có nên đặt nhà bếp cạnh nhà vệ sinh không?

Theo quan niệm phong thủy của người xưa, phòng bếp và nhà vệ sinh cần đặt xa nhau để hạn chế xung đột “thủy hỏa xung khắc”, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của các thành viên trong gia đình. Điều này được lý giải rằng sự mất cân bằng giữa yếu tố thủy và hỏa khiến tài vận không hanh thông, công việc và danh vọng của gia đình khó mở rộng.

Về phương diện thẩm mỹ, nhà bếp đặt cạnh nhà vệ sinh thường mang lại cảm giác “không ngon miệng” cho bữa ăn gia đình. Ngoài ra phần tường bếp đặt sát cạnh nhà vệ sinh được xem là môi trường thuận lợi giúp các vi khuẩn, vi sinh vật phát triển, bám vào thức ăn gây ra các bệnh lý, ảnh hưởng sức khỏe các thành viên trong gia đình.

mau-nha-bep-canh-nha-ve-sinh-1

Về mặt không gian, một số gia đình lựa chọn sắp xếp các tủ bếp và phòng vệ sinh có cùng một cửa ra vào. Sự sắp đặt này có phần bất hợp lý khi khu vực bếp là nơi cần đảm bảo vệ sinh cao nhất trong ngôi nhà lại thông cửa với nhà vệ sinh. Đồng thời tạo ra sự bất hợp lý khi người dùng nhà vệ sinh phải đi ngang qua bếp và ngược lại.

Tuy nhiên, với thực tế nhiều công trình nhà ở, chung cư hiện đại ngày nay được thiết kế nhà bếp gần khu vực nhà vệ sinh. Xuất phát điểm từ thực tế nhà ở đô thị bị hạn chế về diện tích, các kiến trúc sư đã thiết kế và xây dựng các công trình nhà vệ sinh gần khu vực bếp. Với thắc mắc nhà bếp cạnh nhà vệ sinh được không? Câu trả lời là có, tuy nhiên bạn cần chú ý sắp xếp đồ đạc phù hợp để tối ưu công năng của công trình.

Cách đặt nhà bếp cạnh nhà vệ sinh khắc phục được lỗi phong thủy

Trong trường hợp bất khả kháng, phải bố trí nhà bếp cạnh nhà vệ sinh, chủ nhà có thể lưu ý một số thông tin sau để lựa chọn mẫu nhà bếp cạnh nhà vệ sinh phù hợp với diện tích, ý thích của mình.

  • Chú ý nhà bếp và phòng vệ sinh cần được đặt ở vị trí, thiết kế hài hòa giúp tạo sự thoải mái trong quá trình sinh hoạt.
  • Không đặt cửa nhà bếp đối diện cửa nhà vệ sinh bởi phòng bếp được xem là nơi thịnh vượng của ngôi nhà. Ngược lại nhà vệ sinh lại là nơi không sạch sẽ, có thể ảnh hưởng đến vận khí cả ngôi nhà.
  • Cửa nhà vệ sinh, nhà bếp không đối diện cửa chính bởi có thể vận may của ngôi nhà sẽ trôi ra ngoài. Về mặt công năng, bố trí cửa nhà bếp, nhà vệ sinh đối diện cửa chính ra vào ngôi nhà khiến các thành viên mất đi sự riêng tư trong sinh hoạt.
  • Không thiết kế nhà bếp, nhà vệ sinh ở giữa nhà. Những không gian này nên được bố trí kín đáo, đặt ở góc công trình. Về mặt công năng sử dụng, nếu đặt nhà bếp hoặc nhà vệ sinh giữa nhà khiến mùi dầu mỡ bay khắp nhà.
  • Nhà bếp và nhà vệ sinh thường được bố trí liền kề phía cuối nhà ống. Tuy nhiên đối với các công trình nhà chung cư, hai phòng này có thể bố trí ngay sau cửa ra vào. Nhằm đảm bảo sự riêng tư, bạn có thể sử dụng rèm hoặc bình phong vừa có ý nghĩa trang trí, vừa tạo sự khu biệt cho căn phòng.

mau-nha-bep-canh-nha-ve-sinh-2

Ngoài ra phòng bếp và nhà vệ sinh là những nơi dễ sinh ra mùi khó chịu. Vì vậy gia chủ nên ưu tiên những vật trang trí và màu sắc nhẹ nhàng. Đồng thời kết hợp sử dụng quạt thông gió để tạo luồng khí động, thông thoáng cho căn nhà.

Xem thêm: Cách bố trí nội thất chung cư mini khoa học

7 mẫu nhà bếp cạnh nhà vệ sinh đẹp

KENNY gợi ý đến bạn một số mẫu nhà bếp cạnh nhà vệ sinh hiện đại, bắt mắt, dễ dàng áp dụng vào các công trình nhà ở hiện nay.

mau-nha-bep-canh-nha-ve-sinh-3

Đối với những gia đình có mức ngân sách cao, bạn có thể sắp xếp khu vực vệ sinh khu vực riêng để bảo bảo sự riêng tư và tiện lợi trong quá trình sinh hoạt. Gam tường nhà màu be, kem nhạt cũng là gợi ý để bạn có thể tham khảo.

mau-nha-bep-canh-nha-ve-sinh-4

Bạn có thể lựa chọn cửa kéo để tạo thành 2 không gian khác biệt lại tiết kiệm chi phí và vật liệu trang trí.

mau-nha-bep-canh-nha-ve-sinh-5

Với những căn hộ diện tích nhỏ, khu vực phòng vệ sinh, nhà tắm có thể được quây bằng rèm cửa vừa mang tính trang trí, lại tạo điểm nhấn thẩm mỹ ấn tượng. Tuy nhiên bạn cũng nên cân nhắc ý tưởng này bởi chúng chỉ hợp với những căn hộ diện tích hạn chế.

Bạn có thể cân nhắc thi công các tường tạm để tạo sự thoải mái, riêng tư khi sử dụng nhà vệ sinh cũng như hạn chế vi khuẩn phân tán khắp không gian.

mau-nha-bep-canh-nha-ve-sinh-6

Đối với gia đình có ngân sách hạn hẹp, thi công vị trí đặt bếp và nhà vệ sinh ngăn bằng các lớp kính cũng là một gợi ý hay.
 

mau-nha-bep-canh-nha-ve-sinh-7

​​

mau-nha-bep-canh-nha-ve-sinh-8

Bạn có thể xây nhà bếp và nhà vệ sinh biệt lập với nhau, hướng hai cửa khác biệt để tạo sự riêng tư riêng.

mau-nha-bep-canh-nha-ve-sinh-9

Tư Vấn Mở Đại Lý

Với chủ đề có nên đặt nhà bếp cạnh nhà vệ sinh không, một số mẫu nhà bếp cạnh nhà vệ sinh hiện đại, phổ biến mà KENNY gợi ý sẽ giúp gia chủ có thêm lựa chọn trong bố trí, trang trí nhà cửa. Để tìm hiểu các loại sơn tường phù hợp với khu vực phòng bếp, nhà vệ sinh nói riêng cũng như toàn bộ công trình nhà ở, bạn có thể liên hệ hotline 028 6279 7499 để tìm hiểu các sản phẩm sơn nước KENNY và KINZO.

Bài viết nổi bật

39+ mẫu decor phòng trọ không gác tiết kiệm mà cực chill
9+ Ý tưởng decor phòng ngủ Hàn Quốc sang trọng và ấn tượng
17+ Ý tưởng decor phòng ngủ nam đẹp, tối giản, ấn tượng
LIÊN HỆ
phone