[Giải đáp] Phong thủy nhà vệ sinh bố trí như thế nào mới phù hợp?

19/08/2024
|
Kiến thức sơn nhà
Phong thủy nhà vệ sinh là điều mà nhiều gia đình bỏ qua hoặc xem nhẹ trong quá trình thiết kế, sắp xếp không gian nhà ở. Tuy nhiên đây là khu vực quan trọng không chỉ tác động đến thẩm mỹ, phong thủy mà còn sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Vậy bố trí phong thủy nhà vệ sinh thế nào mới hợp lý? Hãy cùng theo dõi bài viết lý giải Phong thủy nhà vệ sinh như thế nào từ KENNY.

Top câu hỏi thường gặp về cách đặt nhà vệ sinh theo phong thuỷ

  • Phòng vệ sinh nên quay về hướng Nam không?: Không nên. Phòng tắm thuộc mệnh Thủy, phía Nam tương ứng với Hỏa trong ngũ hành, mang đến sự bức bối, xung đột.
  • Phòng vệ sinh nên quay về hướng Bắc không?: Có thể. Hướng Bắc thuộc mệnh Thủy, tuy nhiên quá nhiều nước có thể dẫn đến hiện tượng “chìm”. Do đó bạn có thể đặt chậu cây để hút bớt năng lượng Thủy.
  • Nhà vệ sinh hướng Đông Bắc được không?: Không nên. Hành Thổ của hướng Đông Bắc có thể làm mất đi năng lượng Thủy, khiến mất đi năng lượng của các thành viên trong gia đình.

Phong thủy nhà vệ sinh 1

Lựa chọn hướng phong thủy nhà vệ sinh cũng rất quan trọng.
  • Nhà vệ sinh hướng Tây Bắc, Tây Nam có được không?: Không nên. Mệnh Thổ của hai hướng này không ổn định, khiến tiêu hao thủy lực, ảnh hưởng đến sinh lực của gia đình.
  • Nhà vệ sinh hướng Tây Bắc được không?: Không nên. Thủy khí làm tiêu hao năng lượng kim phí trong nhà, ảnh hưởng đến năng lượng của gia đình.
  • Nên đặt bồn cầu đối diện hoặc gần bàn ăn uống được không?: Tuyệt đối không được. Không chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ chung của không gian sống, sự bố trí này còn khiến ảnh hưởng đến sức khỏe các thành viên trong gia đình bạn.
  • Nên kết hợp nhà tắm, nhà vệ sinh và bồn rửa không?: Để tiết kiệm diện tích, nhiều ngôi nhà thiết kế tích hợp các không gian nhà tắm, nhà vệ sinh và bồn rửa chung một khu vực. Điều này khiến các vật dụng không được sạch sẽ và thẩm mỹ. Do đó nếu có thể, hãy tách biệt các hạng mục này.
  • Nên đặt phòng vệ sinh trong bếp hoặc phòng ngủ không?: Không nên. Thủy của phòng vệ sinh sẽ xung khắc với Hỏa của nhà bếp. Đối với phòng ngủ, bạn cần nghiên cứu đặt phòng vệ sinh ở phương vị cát lợi, đảm bảo sức khỏe và chất lượng giấc ngủ của người sử dụng.

5 điều kiêng kị mà gia chủ nên biết khi đặt phong thuỷ nhà vệ sinh

Không được đặt nhà vệ sinh ở khu vực trung tâm ngôi nhà

Nhà vệ sinh là khu vực độ ẩm cao, môi trường thích hợp cho các vi khuẩn có hại sinh sôi. Vì vậy nếu nhà vệ sinh đặt giữa nhà có thể khiến vi khuẩn bay đến, bám vào các khu vực khác của ngôi nhà, ảnh hưởng đến sức khỏe các thành viên trong gia đình.

Phong thủy nhà vệ sinh 2Không đặt nhà vệ sinh ở trung tâm nhà.

Tránh đặt bồn tắm ở thanh long của cổng chính

Theo quan điểm trong xây dựng người phương Đông, bồn tắm đặt ở cổng chính thanh long khiến chủ nhà dễ dính vào điều thị phi, gia đình hay có người đau ốm, làm ăn khó khăn, thất bát, gặp phải tiểu nhân.

Phong thủy nhà vệ sinh cần lưu ý: Tránh đặt nhà vệ sinh cuối hành lang

Nhà vệ sinh đặt cuối hành lang được cho không may mắn cho công việc và sức khỏe. Tuy nhiên đây lại là cách đặt phòng vệ sinh thường thấy ở nhiều gia đình.

Bạn cần tránh đặt phòng vệ sinh gần hoặc đối diện bếp. Nhiều ngôi nhà được thiết kế nhà vệ sinh cạnh phòng bếp để tiết kiệm diện tích, tuy nhiên điều này phạm phong thủy nghiêm trọng. Theo đó bếp có Hỏa vượng, trong khi nhà vệ sinh (Thủy) thông bếp gây va chạm từ trường. Đây được gọi là “thủy sát” ảnh hưởng đến năng lượng của ngôi nhà cũng như vận khí của các thành viên trong gia đình.

Tránh đặt nhà vệ sinh sau bàn thờ

Nhà vệ sinh gần bàn thờ được xem là điều tối kỵ. Thậm chí nhà vệ sinh không được đặt ở gian phòng nằm liền kề với khu vực đặt bàn thờ, bài vị. Do đó khi thiết kế nhà vệ sinh, bạn cần tránh đặt chúng tại vị trí Văn Xương (vị trí sao Khuê chỉ) để tránh ô uế.

Gia chủ nên xây nhà vệ sinh chiếm bao nhiêu diện tích là hợp lý?

Tùy thuộc vào từng diện tích sẵn có của công trình, bạn có thể lựa chọn diện tích phòng vệ sinh phù hợp với không gian tổng thể.

Tiêu chuẩn diện tích nhà vệ sinh dao động 2-4 m2. Đối với diện tích này, gia chủ có thể tích hợp bồn rửa, bồn tắm đứng và một số vật dụng phòng tắm cần thiết khác.

Đối với các ngôi nhà có diện tích eo hẹp, phòng vệ sinh dao động 1-2m2. Khu vực này chỉ có thể lắp được bồn cầu và chậu rửa nhỏ. Đây là những phòng vệ sinh thường được dùng trong quán cà phê hoặc nhà có quỹ đất hạn chế. Khi thi công, bạn nên lắp thêm tủ xếp âm tường và các tủ đựng thiết bị để tối đa hóa diện tích.

Diện tích nhà vệ sinh trên 4m2 thường được dùng trong các không gian có diện tích rộng rãi. Bạn có thể tích hợp nhiều tiện ích khác nhau trong căn phòng mà không gặp quá nhiều trở ngại.

Phong thủy nhà vệ sinh 3Phong thủy nhà vệ sinh góp phần vào cảnh quan chung của không gian nhà ở cũng như điều hòa vận khí của gia đình.

Phong thủy nhà vệ sinh góp phần vào cảnh quan chung của không gian nhà ở cũng như điều hòa vận khí của gia đình. Do đó khi thiết kế hoặc sắp xếp vị trí căn phòng trong gia đình, cần chú ý đến phong thủy phòng vệ sinh để đảm bảo cân bằng âm dương trong ngôi nhà. 

Tư Vấn Mở Đại Lý

Để tìm hiểu loại sơn nước phù hợp với đặc thù riêng của khu vực nhà vệ sinh, bạn có thể tìm hiểu thông tin sản phẩm sơn KENNY hoặc KINZO trên Website, hoặc liên hệ đến Hotline.

Bài viết nổi bật

Hướng dẫn thi công sơn kẻ vạch tầng hầm đúng kỹ thuật
Hướng dẫn thi công sơn kẻ vạch nhà kho chuẩn nhất
Màu hổ phách là màu gì? Hướng dẫn pha sơn màu hổ phách
LIÊN HỆ
phone