Có nên ốp tôn chống thấm cho công trình nhà ở? Quy trình ốp tôn chống thấm chuẩn

27/06/2024
|
Kiến thức sơn nhà
Lựa chọn ốp tôn chống thấm cho tường nhà ngày càng được nhiều người lựa chọn. Vậy có nên ốp tôn cho tường công trình? Ốp như thế nào để tối ưu chi phí lại đem lại hiệu quả cao nhất? Để tìm hiểu phương pháp ốp tường bằng tôn, KENNY mời bạn tham khảo bài viết sau.

Tại sao cần ốp tôn chống thấm cho tường công trình?

Đối với các công trình xây dựng, đặc biệt là ở nơi có khí hậu thời tiết nhiệt đới nóng ẩm như ở Việt Nam, việc tiến hành chống thấm là công đoạn không thể bỏ qua bởi đây là yếu tố quan trọng quyết định tính thẩm mỹ và độ bền công trình. Nếu không thi công các lớp chống thấm hoặc áp dụng các phương thức chống thấm bằng vật liệu chuyên dụng, tường nhà có nguy cơ xuống cấp nhanh chóng bởi các tình huống nấm mốc, thấm dột, ố vàng… gây mất thẩm mỹ công trình nhà ở.

op-ton-chong-tham-1

Bên cạnh phương thức sơn chống thấm cho tường công trình, một số chủ nhà áp dụng thêm phương pháp ốp tôn chống thấm cho tường nhà, trần nhà nhằm tăng thêm hiệu quả chống hiện tượng thấm dột tường, trần nhà. Đây là giải pháp được kỳ vọng giúp kéo dài tuổi thọ, tăng cường độ thẩm mỹ, đảm bảo công năng cho công trình.

Ưu – nhược điểm của phương pháp ốp tôn chống thấm là gì?

Ưu điểm khi thực hiện tôn ốp tường chống thấm

Sử dụng giải pháp ốp tôn chống thấm cho tường công trình mang đến những ưu điểm sau:

- Tăng cường khả năng chống thấm: Với đặc điểm bề mặt phẳng, tính chống thấm tốt, có các đường gờ dập nổi giúp nguồn nước nhanh chóng thoát khỏi bề mặt tôn. Chính vì vậy khi tiếp xúc với bề mặt tường đã có lớp tôn lót ngoài bảo vệ, nước không thể đọng lại, tăng cường khả năng chống thấm tường sơn bên trong.

- Độ bền - tuổi thọ cao: So với các loại vật liệu khác, tôn ốp tường có độ bền cao, thời gian sử dụng có thể lên đến 10 năm nên có thể chống chịu lại các tác nhân khắc nghiệt của thời tiết như gió mưa, độ ẩm không khí cao, hơi nước đọng lại…

Tư Vấn Mở Đại Lý

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm vượt trội, bạn cũng cân nhắc các nhược điểm khi áp dụng phương pháp ốp tôn tường:

- Bề mặt tôn dễ bị cong vênh: Tuy có độ bền và sức chống chịu cao, song tôn dễ bị cong vênh khi chịu lực tác động mạnh của thời tiết cũng như từ quá trình sinh hoạt của con người. Nếu dòng nước len lỏi vào các khu vực tôn hở, tường có nguy cơ bị thấm dột.

- Chi phí cao: Chi phí mua tôn chống thấm ốp tường rất cao, dẫn đến hiện tượng bị vượt ngân sách so với các công trình chỉ thực hiện sơn tường. Diện tích tường cần ốp tôn càng lớn, chi phí càng cao đòi hỏi ngân sách lớn của chủ nhà trong quá trình xây/sửa nhà.

- Đòi hỏi sự chuyên nghiệp của đội ngũ thi công: Kỹ thuật đóng ốp tôn cho tường công trình đòi hỏi kỹ thuật cao. Khi thực hiện quá trình ốp tôn tường, người thợ cần đảm bảo độ bám dính, gắn kết tôn với mặt tường mà không ảnh hưởng đến kết cấu và thẩm mỹ.

- Không đảm bảo yếu tố thẩm mỹ: Khi sử dụng sơn chống thấm tường nhà hoặc các vật liệu khác như nhựa đường, bê tông, chủ nhà có thể lựa chọn màu sắc, phong cách… phù hợp với kiến trúc tổng quan của công trình. Nếu sử dụng tôn ốp tường có thể phá vỡ cấu trúc tổng quan của ngôi nhà. Do đó nếu muốn đảm bảo mặt kỹ thuật cũng như yếu tố thẩm mỹ, KENNY khuyến nghị bạn sử dụng sơn chống thấm cao cấp cho công trình nhà ở của mình.

op-ton-chong-tham-2

Cách bắn tôn chống thấm tường đúng kỹ thuật

Phương pháp ốp tôn tường thường được biết đến là quá trình bắn tôn. Kỹ thuật chi tiết phụ thuộc vào mức độ chuyên nghiệp, kinh nghiệm của từng nhà thầu, thợ hậu. Song nhìn chung, quá trình ốp tôn chống thấm cần tuân theo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị vật liệu

Chủ nhà và nhà thầu cần chuẩn bị đầy đủ các loại vật liệu để quá trình bắn tôn diễn ra nhanh chóng gồm: tôn dạng sóng, sắt không gỉ, máy bắn tôn chuyên dụng, các loại ốc vít, đinh… 

Đội thi công bắn tôn cần đảm bảo có kinh nghiệm bắn tôn, nắm vững kỹ thuật cũng như từng thực hiện nhiều công trình thành công. Việc này nhằm đảm bảo quá trình hoàn thành đóng ốp tôn tường đúng với thời gian dự kiến, tiết kiệm chi phí và thời gian cho chủ nhà.

op-ton-chong-tham-3

Bước 2: Vệ sinh bề mặt

Đội thợ thi công cần đảm bảo vệ sinh bề mặt tường sạch sẽ, không dính tạp chất, bụi bẩn. Các hiện tượng tường nứt vỡ, phồng rộp, lồi lõm không đồng đều… cần được gia cố, khắc phục trước khi ốp tôn tường.

Tuy ốp tôn hạn chế tối thiểu nguy cơ thấm ngược nước vào bên trong tường nhà, trong quá trình sinh hoạt, vẫn có thể xuất hiện tình trạng nước theo các khu vực rò rỉ để len vào tường sơn. Lúc này gia chủ nên tiến hành sơn chống thấm bề mặt tường để ngăn ngừa tình huống này.

Bước 3: Ốp tôn chống thấm tường nhà

op-ton-chong-tham-4

Đội ngũ thợ thi công sẽ dựng tạm thời các khung sắt cố định tôn, gắn chặt vào mặt tường. Kế tiếp, thợ lần lượt tiến hành bắn các tấm tôn dựa trên các khung sắt đã cố định trước đó. Sau khi hoàn thành bắn các tấm tôn, bạn cần dùng các loại keo chống thấm chuyên dụng cho công trình để bịt kín các mối ốc, vít, khe hở, mối nối tôn… để đảm bảo nước không xâm nhập phần tường bên trong.

Tư Vấn Mở Đại Lý

KENNY vừa cung cấp một số thông tin về hiệu quả cũng như quy trình ốp tôn chống thấm tường công trình để bạn tham khảo. Hy vọng bài viết có thể cung cấp các thông tin hữu ích giúp bạn bảo vệ công trình nhà ở. Để tìm hiểu các loại sơn nước cao cấp cũng như kỹ thuật thông công công trình, bạn có thể liên hệ Hotline 028 6279 7499 hoặc nhắn tin Fanpage để các tư vấn viên hỗ trợ miễn phí.

Bài viết nổi bật

1989 tuổi Kỷ Tỵ sơn nhà màu gì hợp phong thuỷ, tăng tài lộc?
Tuổi Quý Hợi sơn nhà màu gì? 9 Màu sơn nhà cho tuổi Quý Hợi
5+ Ý tưởng sơn nhà màu cam đào nhẹ nhàng, trẻ trung
LIÊN HỆ
phone